1. Sơ lược lịch sử

Gốm Arita là một loại gốm truyền thống của Nhật Bản, nổi tiếng với sự tinh tế và độ hoàn thiện cao. Xuất phát từ thị trấn Arita hoặc vùng lân cận ở tỉnh Saga ( Nhật Bản ) từ thời Minh Trị. Vào thời Edo thì Arita yaki còn được gọi là gốm sứ Imari (伊万里焼) hay gốm sứ Hizen (肥前焼)…

Vào đầu thế kỷ 17, một nhóm thợ gốm người Hàn Quốc Sam-pyeong Yi đã phát hiện ra đất sét làm gốm sứ trên núi Izumi. Đây thời điểm nghề sản xuất gốm sứ bắt đầu tại Nhật Bản. Với lịch sử 400 năm, gốm sứ Arita được hình thành và không ngừng phát triển, những sản phẩm gốm sứ từ vật dụng như bát đĩa cho đến những tác phẩm nghệ thuật đã được chế tác tiếp tục duy trì và luôn đổi mới cho đến ngày nay. Khu vực này ngày càng trở nên thịnh vượng cùng với quá trình phát triển đô thị ở thung lũng và hiện nay nơi này được gọi là Arita Senken (nghĩa là “một nghìn ngôi nhà ở Arita”), nhờ giữ được nguyên vẹn một số tòa nhà lịch sử có giá trị. Khu đô thị này đã được chọn là Khu bảo tồn cụm tòa nhà cổ quan trọng vào năm 1991. Ở Arita mọi người sẽ bắt gặp những bức tường làm bằng gạch được gọi là (Tonbai bei -トンバイ塀). Bức tường này được xây bằng những viên gạch chịu lửa và dụng cụ nung của lò nung đã dỡ bỏ (Noborigama: dạng lò leo có thể nung đồ gốm sứ với số lượng lớn).


2. Triện gốm Arita:



Fuki-Chosun冨貴長春 (sự giàu có, quý phái, trường thọ và tuổi trẻ) – lời chúc may mắn và trường thọ được tìm thấy trên sứ Imari. Thời Meiji – Taishō.








Hichozan Shinpo – Đồ sứ trang trí Arita Imari được đánh dấu ‘Hichōzan Shinpo zō’ 肥碟山信甫造; thời Edo-Meiji.








Uzu-fuku (cũng là uzufuku hoặc uzu-huku)渦福 – dấu hiệu được tìm thấy trên các mẫu sứ Arita trong thời kỳ Edo.







Wanli – dấu hiệu triều đại Vạn Lịch có sáu ký tự ngụy tạo của Trung Quốc được tráng men màu xanh lam trong vòng tròn đôi; đọc 大明萬曆年製 ‘Dai Min manreki nensei’ bằng chữ Kanji; được tìm thấy vào thời Edo và Meiji.




4. Hoạ tiết

a) Màu sắc

Trước đây, các sản phẩm gốm sứ Arita-ware chủ yếu sản xuất đồ sứ men lam, sử dụng màu xanh làm chủ đạo để thiết kế trên vật liệu màu trắng. Trong thập niên 1640, mặc dù có không ít sản phẩm với thiết kế đẹp mắt bằng những màu sắc tươi sáng như đỏ, vàng, xanh lá cây nhưng các sản phẩm Arita-ware vẫn được rất nhiều người ưa chuộng. Vào thập niên 1690, dòng sứ Arita-ware bắt đầu xuất hiện những sản phẩm kết hợp giữa màu xanh chủ đạo với các hoa văn cầu kỳ và sau này phát triển thêm ngày càng đa dạng và tập trung phát triển mạnh mẽ vào dòng men ngũ sắc và men lam truyền thống..      


b) Hình tượng

Cuối những năm 1650, họa tiết của gốm Arita như một bức tranh khắc họa bốn mùa, đầy đủ thời khắc của mùa xuân, hạ, thu, đông.

Từ giai đoạn 1760 – 1820, hoa văn họa tiết của Arita mang đậm phong cách Nhật Bản. Họa tiết trên sản phẩm được sử dụng là những họa tiết đơn giản, gần gũi với cuộc sống thường nhật của người dân.


Gốm Arita vẫn giữ vững vị thế trong thị trường nghệ thuật và đồ gốm, không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Người ta đánh giá cao không chỉ về sự tinh tế trong thiết kế mà còn về chất lượng cao của sản phẩm, làm cho gốm Arita trở thành một biểu tượng của nền nghệ thuật gốm sứ truyền thống Nhật Bản.

Liên hệ ZaloGọi ngayMessenger